Chương trình đào tạo

Chương trình Tiếng Trung Quốc Du lịch

I. Điều kiện đăng ký tuyển sinh

1. Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi cả nước
2. Phương thức tuyển sinh: tuyển sinh theo 3 phương thức (Áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo): Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia; Xét tuyển theo kết quả ghi trong học bạ THPT và xét tuyển thẳng.
3. Đối tượng dự thi, dự tuyển: Thí sinh có trình độ tốt nghiệp THPT, hoặc tương đương, đáp ứng được các yêu cầu tuyển sinh của Đại học Thái Nguyên và của Trường Ngoại ngữ
4. Tổ hợp 3 môn trong các môn thi: Toán, Văn, Lý, GDCD và Ngoại ngữ. Trong đó Ngoại ngữ là môn chính, Tiếng Anh (D1) hoặc Tiếng Trung Quốc (D4). Môn thi ngoại ngữ tính hệ số 2.

II. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức
– Nắm được kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính, sử dụng thành thạo word, excel và Powerpoint.
– Hiểu biết về nhà nước và pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, nắm được nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Có kiến thức chung về giáo dục thể chất, hình thành được ý thức rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
– Nắm được kiến thức chung về giáo dục quốc phòng-an ninh.
– Tích lũy được kiến thức nền tảng về những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hình thành nhận thức và tư duy logíc, tư duy phản biện.
– Hiểu được hệ thống, chức năng ngôn ngữ nói chung và các bình diện của tiếng Việt nói riêng. Phân tích được một số văn bản tiếng Việt thuộc lĩnh vực chuyên môn ở mức đơn giản.
– Có kiến thức chung về văn hóa Việt Nam, nhận diện được điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa của ngôn ngữ đích – Tiếng Trung Quốc.
– Phân tích được điểm giống và khác nhau cơ bản trên bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa tiếng Việt với hệ thống ngôn ngữ đích – Tiếng Trung Quốc.
– Nắm được kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
– Ngoại ngữ chính đạt chuẩn bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam. Hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng; diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt; sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn; viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.
– Ngoại ngữ hai đạt chuẩn bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam. Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, đời sống; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm, có thể mô tả, viết báo cáo có nội dung đơn giản và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
– Vận dụng kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Trung Quốc vào việc nâng cao năng lực nghe, nói, đọc, viết, nắm và hiểu được những đặc điểm chung về đất nước học Trung Quốc (lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đất nước, con người, xã hội,…) liên quan đến ngành du lịch.
– Vận dụng sáng tạo lý thuyết chung về dịch thuật vào xử lý hiệu quả các tình huống giao tiếp nói và giao tiếp bằng văn bản trong lĩnh vực chuyên môn và các kỹ năng dịch thuật trong lĩnh vực du lịch.
– Nắm được một số kiến thức cơ bản cần thiết về nghiệp vụ trong ngành du lịch.
– Sử dụng thành thạo những từ ngữ chuyên ngành cơ bản Tiếng Trung Quốc trong ngành du lịch.
2. Kỹ năng
– Vận dụng hiểu biết về chính trị, pháp luật, xã hội vào đời sống và công việc.
– Vận dụng hiểu biết về văn hóa – xã hội Việt Nam, văn hóa – xã hội Trung Quốc để củng cố bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình tiếp xúc với nền văn hóa nước ngoài và hội nhập quốc tế.
– Sử dụng Tiếng Trung Quốc trong giao tiếp một cách chính xác, linh hoạt, trôi chảy, tức thì.
– Nắm bắt được đặc điểm đối tượng nhằm đạt mục đích giao tiếp.
– Nhận diện văn bản, sử dụng từ ngữ, thuật ngữ và phương pháp biên dịch, phiên dịch phù hợp cho từng loại văn bản.

– Xử lí thông tin nhanh nhẹn, chính xác, sử dụng từ ngữ, thuật ngữ và phương pháp phiên dịch phù hợp cho từng tình huống.
– Biết cách ghi chú, tóm lược thông tin, sử dụng từ ngữ viết tắt phù hợp, đúng qui cách để hỗ trợ quá trình biên dịch, phiên dịch.
– Có kỹ năng biên phiên dịch trong lĩnh vực du lịch Tiếng Trung Quốc.
– Có kỹ năng thu thập và xử lí thông tin qua các nguồn tài liệu: tạp chí chuyên môn, báo chí, báo mạng, các hội thảo về kỹ năng biên dịch, phiên dịch để nâng cao chất lượng dịch thuật trong ngành du lịch.
– Có năng lực đánh giá, lập kế hoạch và đề xuất một số phương án nhằm cải tiến chất lượng hoạt động chuyên môn dịch thuật ở nơi làm việc.
– Biết làm việc theo nhóm, biết thuyết phục, cũng như trợ giúp các thành viên trong nhóm.
3. Thái độ
– Tích cực trong việc vận dụng lý luận, kiến thức về Ngôn ngữ Trung Quốc, du lịch, lữ hành, khách sạn, …. vào công tác chuyên môn nghiệp vụ.
– Thận trọng, trung thực, chính xác, chân thành, lắng nghe ý kiến đề xuất, thể hiện chuyên nghiệp trong quá trình công tác sau này.

III. Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

1. Chế độ chính sách
– Sinh viên được hưởng đầy đủ các quyền lợi về các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước như được cấp học bổng, được miễn, giảm học phí, bảo lưu học phần, …
– Có cơ hội học cùng lúc 02 chương trình đào tạo đại học và ra trường được cấp 02 bằng đại học
– Có cơ hội tham gia các chương trình liên kết đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài
– Được nhận các chương trình học bổng du học quốc tế tại Mỹ, Úc, Phillipin, Hàn Quốc.
2. Các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa
– Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
– Tổ chức các hoạt động cộng đồng; câu lạc bộ tiếng Trung Quốc.
– Tổ chức hoạt động tư vấn nghề, tham quan, thực tế, thực tập tại các cơ sở thực hành trong và ngoài nhà trường.

IV. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường sau khi tốt nghiệp

– Đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng, ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp.

V. Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

– Người học có thể tham gia học tập ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với các trường đối tác nước ngoài có sử dụng tiếng Trung Quốc với các chuyên ngành như kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch,…..

– Người học có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hoặc có thể học nâng cao trình độ sau đại học.

Chia sẻ: