Chương trình đào tạo

Chương trình Song ngữ Anh – Hàn

I. Điều kiện đăng ký tuyển sinh

1. Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi cả nước.
2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia; Xét tuyển theo kết quả ghi trong học bạ THPT và xét tuyển thẳng.
3. Đối tượng dự thi: Thí sinh có trình độ tốt nghiệp THPT, hoặc tương đương, đáp ứng được các yêu cầu tuyển sinh của Đại học Thái Nguyên và của Trường Ngoại ngữ.
4. Tổ hợp 3 môn trong các môn thi: Toán, Văn, Địa, Lý, GDCD và Ngoại ngữ. Trong đó môn Ngoại ngữ là môn chính tiếng Anh (D1). Môn thi ngoại ngữ tính hệ số 2.

II. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức
– Đạt được các kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở của ngành.
– Đạt được các kiến thức cơ sở chuyên môn của ngành:
+ Ngoại ngữ chính : Đạt chuẩn bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam. Ngoại ngữ phụ: Đạt chuẩn bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam.
– Đạt được các kiến thức cơ sở nâng cao của ngành:
+ Vận dụng sáng tạo lý thuyết chung về dịch thuật vào xử lý hiệu quả các tình huống giao tiếp nói và giao tiếp bằng văn bản trong lĩnh vực chuyên môn.
+ Nắm được các kiến thức cơ bản cần thiết về nghiệp vụ văn phòng trong nền hành chính Việt Nam, nền hành chính Hàn Quốc hoặc nền hành chính Anh Mỹ để có thể xử lý công việc văn phòng chung.
+ Sử dụng thành thạo những từ ngữ chuyên ngành cơ bản Tiếng Anh hoặc Tiếng Hàn trong một số lĩnh vực: Ngân hàng, thương mại, du lịch, truyền hình,……
2. Kỹ năng
– Đạt được các chuẩn về kỹ năng ứng dụng kiến thức xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng biên dịch và phiên dịch, kỹ năng nghiệp vụ văn phòng, kỹ năng phát triển nghề nghiệp.
3. Thái độ
– Có ý thức trách nhiệm công dân đối với các vấn đề của xã hội và đất nước.
– Có thái độ tôn trọng nghề nghiệp, chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng môi trường làm việc thân thiện tích cực.
– Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
– Có ý thức tìm tòi nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
– Có thái độ nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, tự tin và tôn trọng bản thân.
III. Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

1. Chế độ chính sách
– Sinh viên được hưởng đầy đủ các quyền lợi về các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước như được cấp học bổng, được miễn, giảm học phí, bảo lưu học phần, …
– Có cơ hội học cùng lúc 02 chương trình đào tạo đại học và ra trường được cấp 02 bằng đại học.
– Có cơ hội tham gia các chương trình liên kết đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài.
– Được nhận các chương trình học bổng du học quốc tế tại Mỹ, Úc, Phillipin, Hàn Quốc.
2. Các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa
– Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
– Tổ chức các hoạt động cộng đồng; câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Hàn cộng đồng.
– Tổ chức hoạt động tư vấn nghề, tham quan, thực tế, thực tập tại các cơ sở thực hành trong và ngoài nhà trường.
IV. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường sau khi tốt nghiệp

– Người học có thể tham gia học tập ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với các trường đối tác nước ngoài có sử dụng tiếng Anh, tiếng Hàn với các chuyên ngành như kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch,…..
– Người học có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hoặc có thể học nâng cao trình độ sau đại học.

V. Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

– Có thể làm công tác biên dịch, phiên dịch, hành chính trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, các công ty du lịch, lữ hành, khách sạn, doanh nghiệp, tập đoàn, các sở, ban, ngành, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình,…..có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Hàn.

 

Chia sẻ: